Block "header-cate" not found

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế nội thất nhà cửa

Trong quá trình xây dựng, sửa chữa, tân trang lại căn nhà, màu sắc là yếu tố quan trọng chi phối cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm hàng ngày của chủ nhân. Sử dụng màu sắc sẽ trở nên đơn giản nếu nắm được một số nguyên tắc chung. Dưới đây là mà bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn.

Màu sắc trong thiết kế nội thất có ý nghĩa gì?

Khi thiết kế nội thất bạn có thể quan tâm mỗi màu sắc có một ý nghĩa gì không? Hiểu biết ý nghĩa và các khái niệm về màu sắc giúp bạn lựa chọn sao cho đúng cảm xúc, tình cảm về một không gian nội thất.

Hãy nghiên cứu kỹ từng màu sắc trong thiết kế hy vong sẽ
giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội làm đẹp ngôi nhà bắt đầu từ việc chọn màu chính
xác. Nắm rõ ý nghĩa màu sắc trong
thiết kế
 kết hợp với quy luật lựa chọn màu sắc từ bảng màu. Chắc
chắn là phần kiến thức hữu ích cho cuộc sống của bạn.

Màu sắc nói nên tính cách gia chủ

Màu sắc ít nhiều thể hiện tâm tư, tình cảm, tính
cách của người thiết kế và chủ nhân. Màu sắc chỉ đẹp khi được phối hợp hài hòa
trong một không gian nhất định. Ngoài ra, tông màu (nóng, lạnh, trung tính) và
tỷ lệ phối màu còn có thể là nội thất hoàn hảo hơn.

Màu sắc còn tác động, làm thay đổi cảm xúc, trạng
thái tâm lý của chủ nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Do sử dụng và phối
màu một phần nào có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn.

Ý nghĩa màu sắc trong nội thất căn nhà

Màu xanh lam

Ý nghĩa của màu xanh lam thiết kế nội thất: Màu xanh lam mang đến sự tin tưởng, màu của bầu trời và đại dương. 
Ý nghĩa của người có mệnh hợp màu xanh lam: tính cách Hòa bình – Ổn định – Bình tĩnh – Chân thành – Toàn vẹn.

Một số thú vị về ý nghĩa màu xanh lam

  • Màu hiếm hoi có sự bàng nhau về tỷ lệ yêu thích của nam giới và nữ giới.
  • Màu được yêu thích nhất để làm bàn chải đánh răng
  • Con người dễ tưởng tượng hơn trong căn phòng màu xanh

Gam màu vàng

Ý nghĩa trong thiết kế nội thất: Ánh màu ánh vàng
mang đến sự lạc quan, giác ngộ và hạnh phúc. Shade của màu vàng (pha thêm đen)
mang ý nghĩa lời hứa. 

Ý nghĩa của người có mệnh hợp màu vàng: Vui vẻ – Thân thiện – Trí tuệ – Ấm áp – Chú ý

Một số thú vị về ý nghĩa màu vàng

  • Thế kỷ thứ 10 ở Pháp, nhà của những người phản bội và phạm tội thì ngoài cửa sơn màu vàng.
  • Văn hóa Hy lạp coi màu vàng là sự buồn chán, nhưng tại văn hóa Pháp lại coi màu vàng là sự ghen tỵ
  • Tâm lý học lại cho rằng màu vàng là màu hạnh phúc nhất trong phổ màu.

Màu xanh lá cây

Màu xanh lá cây chiếm nhiểu không gian của phổ màu mà mắt người nhìn thấy được nó là màu được yêu thích thứ hai sau màu xanh dương. Đây là màu phổ biến nhất trong tự nhiên, nó cũng là màu chủ đạo trong nhiều thiết kế nội thất và bạn có thấy màu này xuất hiện mọi nơi.

Ý nghĩa: Cuộc sống – Thư giãn – Môi trường – Tươi mới
– Sức khỏe

Màu hồng

Màu hồng đó là tuổi trẻ, thú vị, sôi động nó nhiều năng lượng như là màu đỏ. Màu này thường được sử dụng trong phòng ngủ của bé gái.

Ý nghĩa đặc trưng cho không gian nội thất: Lãng mạn – Trung thành – Sắc đẹp – Tình yêu – Nhạy cảm

Màu đen

Màu đen là màu sắc truyền thống, hợp thời, và đường như có mặt trong bất cứ không gian nào. 

Ý nghĩa màu đen trong thiết kế nội thất: tinh tế – sức
mạnh – huyền bí – hình thức – quỷ dữ

Màu đỏ

Màu đó là màu bắt mắt nhất trong tất cả các màu. Rất nổi bật và rực rỡ. Màu đỏ khiến không giạn nội thất sáng bừng dù chỉ là vài điểm trang trí nhỏ. Đối với màu đỏ bạn nên đacwj biệt chú ý kết hợp vì màu sắc khá thu hút ánh nhìn nên nó dễ mang lại cảm giác mỏi mắt, và lấn át không gian.

Ý nghĩa trong thiết kế nội thất: Lãng mạn – Trung
thành – Sắc đẹp – Tình yêu – Nhạy cảm

Màu trắng

Màu trắng là màu sang chảnh, thuần khiết mang đến sự
tinh tế nhất định cho người nhìn.

Ý nghĩa của màu trắng trong việc phối đồ nội thất: Mát mẻ – Hy vọng – Tươi sáng – Sạch sẽ – Đơn giản

Màu xám

  • Màu xám là màu thông minh, hiểu biết.
  • Ý nghĩa phong thủy: Ổn định – An ninh – cá tính – trưởng thành – Ủy quyền

Quy tắc phối màu quan trọng trong thiết kế

Quy tắc màu nóng, màu lạnh

Việc lựa chọn gam màu nóng hay lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng trong căn phòng. Bởi gam màu nóng thường mang đến cảm giác lạc quan, chào đón cho căn phòng nên đây là lựa chọn lý tưởng cho các không gian giải trí. Hãy cân nhắc sử dụng những gam màu nóng trong phòng ăn hay phòng bếp.

Ngược lại,
những gam màu lạnh sẽ trầm và dịu hơn nên phù hợp với phòng ngủ, không gian văn
phòng, những nơi cần bầu không khí trầm tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm
hiểu về các hiệu ứng tâm lý mà mỗi màu sắc mang lại để có thể lựa chọn dễ dàng
hơn.

Phối màu bổ túc trực tiếp

Phối màu bổ túc là quy tắc đơn giản nhất bởi bạn chỉ cần sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc. Theo đó, bạn có thể kết hợp màu xanh dương với màu da cam, màu vàng với màu tím hoặc đỏ với màu xanh lá.

Những cặp màu như vậy tạo nên sự tương phản cao độ và mang đến năng lượng cho không gian. Bạn có thể sử dụng cặp màu này làm màu nhấn và kết hợp thêm các gam màu trung tính để tạo sự hài hòa cho không gian.

Phối màu tương đồng

Với quy tắc này, bạn chỉ cần lựa chọn một màu sắc kết hợp cùng gam màu ở hai bên màu đã chọn trong bánh xe màu sắc. Bạn cũng có thể lựa chọn hai màu bất kỳ và tạo ra màu thứ ba bằng cách pha trộn hai gam màu này.

Nên áp dụng cùng nguyên tắc 60-30-10 để đảm bảo tỷ lệ màu sắc luôn hài hòa, cân đối. Thậm chí, bạn có thể áp dụng quy tắc phối màu tương đồng để pha trộn các gam màu trung tính với nhau hoặc kết hợp màu đen, trắng và xám.

Sự tương thích không gian

Phòng hướng Đông, Tây nên dùng màu lạnh để giảm sức nóng, trong khi phòng hướng Bắc và Nam dùng màu nóng và ấm.

Ngoài ra, những thiết bị nội thất như bàn, ghế, giường, tủ,… cũng phải hài hòa với đặc trưng của từng phòng. Chi tiết trang trí phải tương hợp với vị trí, kích thước, chất liệu của vật trang trí.

Ví dụ: Trong phòng khách những tông màu lục, cam, vàng nhạt sẽ làm nổi bật những bức tranh treo tường, màu rèm cửa nên đậm hơn một tông so với màu tường. Bàn ghế có thể mang màu nâu, cà-phê hay màu xanh lá đậm. Ngoài ra, có thể điểm thêm một vài đồ đạc trang trí nhỏ như chậu hoa, tượng… với những màu nguyên thủy.

Phòng bếp có thể chọn tường màu vàng chanh, vàng cam, xám xanh nhạt, màu gạch nhưng không nên kết hợp quá nhiều màu. Cần chú ý phối màu với tủ bếp, gạch men ốp tường.

Cùng đón đọc nhiều gợi ý về hơn của . Để bạn có sự lựa chọn tốt nhất trong thiết kế căn nhà của mình thêm sang trọng hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *